Thứ Hai, 27 tháng 11, 2017

Giấm Công Nghiệp - Sử dụng Acid Acetic trong Chế Biến Mủ Cao Su

Sử dụng Acid Acetic trong Chế Biến Mủ Cao Su

Một trong những giai đoạn quan trọng của Quy trình Chế biến cao su nguyên liệu là Giai đoạn đánh đông mủ, chất lượng mủ đông quyết định đến chất lượng sản phẩm cao su nguyên liệu sau này.

Acid Acetic được sử dụng trong giai đoạn đánh đông mủ, giúp khối mủ có độ đông đồng đều và ổn định.

Tại Việt Nam, có 2 quy trình chế biến nguyên liệu cao su khối phổ biến đó là: Chế biến cao su Cốm và Chế biến cao su tờ - xông khói (Ngoài ra còn có Quy trình Chế biến nguyên liệu cao su Latex - Cao su ly tâm).

Dưới đây là quy trình chế biến mủ cao su Cốm 3L:

Quy trình chế biến cao su Cốm SRV từ mủ Latex
Diễn giải một số bước chính:
1.    Tiếp nhận Latex:
Mủ được thu hoạch từ vườn cây ở các nông trường cao su, được vận chuyển bằng xe bồn đến nhà máy chế biến mủ cao su.
Dung dịch latex này đã được xử lý bằng Amoniac (NH3) để chống hiện tượng bị đông trong quá trình thu hoạch và vận chuyển.
Mủ latex trên xe bồn được lấy mẫu đánh giá chất lượng trước khi cho vào bể tập trung.

2.    Pha trộn Latex
Mủ latex từ các xe bồn được bơm qua một lớp rây lọc(tối thiểu 40 mesh) trước khi vảo hồ chứa chung.
Hỗn hợp latex trong hồ được khuấy đều bằng máy khuấy khoảng 15 - 30 phút, trong thời gian khuấy có thể bơm thêm nước sạch vào hồ, sao cho hàm lượng cao su (DRC) vào khoảng 20-30%.
Có thể thêm hóa chất Natri Metabisulfite vào hồ trước khi khuấy đều và pha loãng. Lượng Metabisulfite sử dụng từ 0,1 – 0,6kg cho 1 tấn cao su khô quy đổi, và được hòa tan với nồng độ 10%v/v trước khi cho vào hồ latex.
3.    Đánh đông
Latex đã khuấy trộn và xử lý đều trong hồ chứa, được bơm vào các mương đánh đông, hóa chất đánh đông là acid được dẫn vào mương cùng lúc theo phương pháp hai dòng chảy.
Công nhân dùng cào để khuấy trộn đều latex và acid trong mương
Để tránh mủ cao su đang đông bị oxy hóa bề mặt, dùng dung dịch Natri Metabisulfite để phun trên bề mặt mủ.
Độ pH của quá trình đánh đông thường từ 5 - 5.5
Hóa chất sử dụng cho đánh đông là: Acid Acetic hoặc Acid Formic nồng độ từ 0,3 – 3 % v/v
Mủ cao su được đợi đông trong thời gian 8 - 24 tiếng, và chuẩn bị cho quá trình chế biến tiếp theo.

4.    Các quá trình cán kéo
Nước được bơm vào các mương để các khối mủ cao su được nổi lên, kéo khối cao su vào giữa 2 trục của máy cán kéo. Từ đó khối cao su được cán thành những tấm cao su, qua từng cấp máy kéo, độ dày của tấm cao su giảm dần. Đến trước khi đưa vào máy băm, độ dày của tấm mủ không quá 8mm.
5.    Băm, sấy
Tấm cao su cán mỏng được đưa vào máy băm bằng băng tải và được băm thành những hạt cốm nhỏ. Những hạt cốm này được rơi vào một hồ nước sạch, sau đó được đẩy vào phểu hút, rồi được bơm qua sàn rung để tách hết nước.
Hạt cốm sau khi tách nước được phân phối vào các thùng sấy. Các thùng sấy đầy được để ráo khoảng 30 phút trước khi cho vào máy sấy.
Trong máy sấy, các thùng chứa cốm di chuyển đều từ đầu đến cuối dây chuyền (thời gian khoảng 3 – 4 tiếng)
Nhiệt độ sấy trong hệ thống khoảng 100-1200C
6.    Cân, ép bành
Các bành cao su sau khi được lấy ra khỏi thùng sấy, được quạt nguội.
Phân các bành cao su thành khối lượng 33.33 kg hoặc 35 kg để đưa vào máy ép bành.
Bành cao su được bao kín bằng bao nhựa PE và đem lưu trữ.
--
Tag: Cung cấp các loại hóa chất CÔNG NGHIỆP nhập khẩu tại Nha Trang, Khánh Hòa, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Bình Thuận, Ninh Thuận, Phú Yên, Đắk Nông - 098.996.5501 - vuongcong.kv@gmail.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét